BỆNH TUYẾN GIÁP LÀ GÌ ? NHỮNG TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH TUYẾN GIÁP

6 Tháng Tám, 2019

Bệnh tuyến giáp là gì?

Bệnh tuyến giáp là một bệnh gây rối loạn nội tiết thường gặp. Hormone tuyến giáp có vai trò điều hòa chuyển hóa và kích thích quá trình sinh sản, tăng trưởng của tế bào. Do đó, tình trạng thiếu hoặc thừa hormone tuyến giáp đều gây ra những vấn đề sức khỏe toàn thân nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Bệnh tuyến giáp có thể gặp ở tất cả lứa tuổi nhưng thường xuất hiện trên người trưởng thành và nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh tuyến giáp?

Sản xuất hormone tuyến giáp tăng hoặc giảm sẽ biểu hiện triệu chứng và làm mất cân bằng chuyển hóa trong cơ thể. Nguyên nhân cường giáp thường găp là bệnh basedow (tự miễn ). Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp, trong đó có bệnh tự miễn, sau điều trị cường giáp, xạ trị, phẫu thuật tuyến giáp và một số loại thuốc. Suy giáp cũng có thể do nhiễm trùng, chẳng hạn như virus hoặc vi khuẩn, khiến kháng thể tấn công tuyến giáp gây ra bệnh. Cuối cùng, các loại thuốc như interferon và amiodarone có thể gây tổn thương các tế bào tuyến giáp và dẫn đến các vấn đề về bệnh.

Những ai thường mắc bệnh tuyến giáp?

Bệnh tuyến giáp là tình trạng phổ biến ảnh hưởng tới nữ giới nhiều hơn nam giới. Theo thống kê, 1/8 phụ nữ sẽ bị các vấn đề về tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp, chẳng hạn như:

  • Trên 60 tuổi;
  • Có bệnh tự miễn;
  • Có bệnh sử gia đình về bệnh tuyến giáp;
  • Có tiền căn hoặc đang điều trị bằng phóng xạ iodine hoặc thuốc kháng giáp;
  • Xạ trị ở cổ hoặc ngực;
  • Đã phẫu thuật tuyến giáp;
  • Đang mang thai hoặc sinh con trong vòng sáu tháng qua.

Triệu chứng thường gặp

 

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh tuyến giáp là gì?

Các triệu chứng bệnh tuyến giáp bao gồm:

  • Căng thẳng và run rẩy tay cùng với trạng thái kích thích: những triệu chứng này báo hiệu tình trạng tăng chức năng tuyến giáp tạng (cường giáp);
  • Rối loạn tri giác và kém tập trung: cường giáp (tăng nồng độ của hormone tuyến giáp) và suy giáp (giảm nồng độ của hormone tuyến giáp) có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Trong suy giáp, bạn thường cảm thấy buồn và chán nản. Mặt khác, cường giáp có thể dẫn đến kém tập trung;
  • Những thay đổi kinh nguyệt: suy giáp đôi khi kết hợp với rong kinh và cường kinh, trong khi cường giáp đặc trưng bởi thiểu kinh;
  • Phù, giữ nước trong cơ thể: đây là dấu hiệu của suy tuyến giáp;
  • Tăng nhịp tim: nhịp tim nhanh và hồi hộp có thể là triệu chứng của cường giáp;
  • Đau nhức: đau cơ có mối liên hệ với các vấn đề tuyến giáp;
  • Tăng cân: tình trạng thường đi kèm với chức năng tuyến giáp thấp hơn bình thường;
  • Mức cholesterol cao: sự gia tăng nồng độ cholesterol trong máu có thể xảy ra ở những người bị suy giáp;
  • Không thể chịu nóng: những người có tuyến giáp hoạt động quá mức thường không thể chịu được nhiệt độ cao;
  • Chịu lạnh kém: những người có tuyến giáp kém hoạt động cảm thấy lạnh thường xuyên.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tuyến giáp?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Cai thuốc lá;
  • Không dùng quá nhiều đậu nành;
  • Có chế độ ăn đủ lượng i-ốt hoặc uống bổ sung i-ốt;
  • Chọn sản phẩm không có fluoride;
  • Nhận biết các triệu chứng của mình để có thể chẩn đoán bệnh sớm.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh tuyến giáp, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn và người thân.

 


CHỨNG NHẬN KINH DOANH

CÔNG TY TNHH JPNATURAL
05B Tăng Bạt Hổ, P. Lê Lợi, TP. Quy Nhơn, Bình Định
MST: 4101524568 Do Phòng Tài Chính - Kế Hoạch TP. Quy Nhơn cấp ngày 31/8/2018

THÔNG KÊ TRUY CẬP

  • Người dùng Online: 0
  • Tổng lượt xem : 2572001
  • Tổng người truy cập : 908486

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI NHẤT

Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Cần hỏi ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng.

Hotline: 0907003501
Zalo: 0907003501