CHẢY MÁY CAM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH KHẮC PHỤC BỆNH CHẢY MÁU CAM

26 Tháng Tám, 2019

Trước tiên, cần khẳng định, chảy máu cam không phải là bệnh lý nguy hiểm và có thể tự dứt mà không cần điều trị. Tình trạng này rất thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ, cách xử lý cũng rất đơn giản.

Chảy máu cam là bệnh gì?
Chảy máu cam là bệnh gì?

Chảy máu cam là bệnh gì?

Tuy nhiên, nếu chảy máu cam xảy ra thường xuyên hoặc chảy máu nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm cần đề phòng.

Đó có thể là cảnh báo bạn đang mắc các vấn đề về sức khỏe như: huyết áp cao, các bệnh về máu (rối loạn chuyển hóa đông máu, bệnh bạch cầu, xơ vữa động mạch); u xơ vòm họng thậm chí dấu hiệu của ung thư (ung thư vòm họng, ung thư mũi).

Ngoài ra, nếu rơi vào các trường hợp chảy máu cam sau bạn cũng cần cảnh giác:

Dùng thuốc loãng máu hoặc có các bệnh lý về rối loạn đông máu

Có các triệu chứng của bệnh thiếu máu hoặc dấu hiệu mất máu như tim đập nhanh, khó thở và da nhợt nhạt

Trẻ bị chảy máu cam dưới hai tuổi

Thường xuyên bị chảy máu cam

Chảy máu cam liên tục hơn 20 phút hoặc mất nhiều máu

Nôn mửa do nuốt một lượng lớn máu

Chảy máu cam sau chấn thương

Cách xử trí khi bị chảy máu cam thông thường?

Với những trường hợp chảy máu cam bất thường, không do các nguyên nhân phổ biến như ngoáy/xì mũi hay khô mũi… gây ra bạn cần đi khám bác sĩ để xác định chảy máu cam là bệnh gì và điều trị kịp thời.

Với trường hợp chảy máu cam thông thường, để ngăn chảy máu bạn nên:

Ngồi thẳng và bóp chặt 2 cánh mũi trong 10 – 15 phút để máu ngưng chảy. Ngoài ra, ngồi thẳng, thay vì nằm xuống sẽ giúp giảm huyết áp trong các mạch máu mũi, ngăn máu chảy thêm

Nghiêng người về phía trước và thở bằng miệng, điều này sẽ làm máu chảy xuống mũi thay vì cổ họng

Khi máu đã ngừng chảy, tránh những hoạt động mạnh liên quan đến mũi như xì mũi để đề phòng máu chảy trở lại.

Chảy máu cam được phân thành 2 loại.
Phần lớn các trường hợp chảy máu cam là chảy máu cam trước.

Có mấy dạng chảy máu cam?

– Chảy máu cam trước

Phần lớn các trường hợp chảy máu cam là chảy máu cam trước, máu chảy từ thành giữa vách ngăn dưới, ngay bên trong mũi. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em và không phải là một bệnh lý, có thể điều trị dễ dàng tại nhà.

Nguyên nhân của chảy máu cam trước có thể do:

Tổn thương bên trong do ngoáy mũi, xì mũi quá nhiều

Khô mũi, chấn thương nhỏ ở mũi

Viêm xoang, tắc hoặc nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm

Sốt hoặc dị ứng

Sử dụng quá nhiều  thuốc thông mũi

– Chảy máu cam sau

Tình trạng này xảy ra khi máu chảy từ các nhánh động mạch bên trong mũi vào các khoang mũi. Không như chảy máu cam trước, chảy máu cam sau thường gặp ở người lớn hơn trẻ em và đôi khi có thể cần sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp.

Nguyên nhân của chảy máu cam sau thường là do chấn thương:

Chấn thương mạnh ở đầu, mũi

Xơ vữa động mạch

Tác dụng của các thuốc làm loãng máu như aspirin, warfarin và heparin

Khối u trong khoang mũi

Các bệnh lý như rối loạn đông máu, giãn mao mạch xuất huyết di truyền, bệnh bạch cầu…

Cắt móng tay cho trẻ giúp hạn chế tình trạng chảy máu cam do ngoáy mũi.
Cắt móng tay cho trẻ giúp hạn chế tình trạng chảy máu cam do ngoáy mũi.

 

Ngăn ngừa chảy máu cam như thế nào?

Để ngăn ngừa chảy máu cam, bạn nên:

Giữ không khí ẩm, thoáng. Có thể dùng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà

Hạn chế ngoáy mũi và giữ móng tay ngắn, sạch

Hạn chế xì mũi, nếu xì mũi nên nhẹ nhàng

Không lạm dụng các thuốc thông mũi

Cần nhắc lại, nếu bạn bị chảy máu cam không thường xuyên và tình trạng chảy máu thường dứt sau 5 – 10 phút không có gì đáng lo. Nhưng nếu chảy máu cam nhiều và kéo dài cần phải đặt ra nghi vấn “chảy máu cam là bệnh gì” và nên đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời (nếu có).

Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe !


CHỨNG NHẬN KINH DOANH

CÔNG TY TNHH JPNATURAL
05B Tăng Bạt Hổ, P. Lê Lợi, TP. Quy Nhơn, Bình Định
MST: 4101524568 Do Phòng Tài Chính - Kế Hoạch TP. Quy Nhơn cấp ngày 31/8/2018

THÔNG KÊ TRUY CẬP

  • Người dùng Online: 0
  • Tổng lượt xem : 2570886
  • Tổng người truy cập : 908256

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI NHẤT

Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Cần hỏi ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng.

Hotline: 0907003501
Zalo: 0907003501