TỔNG QUAN VỀ BỆNH MÁU KHÓ ĐÔNG

7 Tháng Tám, 2019

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH MÁU KHÓ ĐÔNG

Bệnh máu khó đông – Hemophilia hay còn được gọi với tên khác là bệnh ưa chảy máu. Khi bị thương, nếu người bệnh không được cầm máu kịp thời thì có thể gặp nguy hiểm với khớp các chi hay thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Bài viết chia sẻ dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những điều cần biết về bệnh máu khó đông. Các bạn hãy tìm hiểu, phòng ngừa và điều trị từ ngay hôm nay nhé.

Kết quả hình ảnh cho bệnh máu khó đông

Bệnh ưa chảy máu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bạn

Những điều cần biết về bệnh máu khó đông

Thực chất thì bệnh loãng máu này nguyên nhân chính là do rối loạn chảy máu di truyền. Cụ thể nhất, người bệnh sẽ bị thiếu hụt một vài protein thực hiện chức năng đông máu. Kết quả, người bệnh loãng máu này sẽ cầm máu khó hơn người bình thường rất nhiều. Dưới đây là toàn những điều cơ bản bạn cần biết về bệnh ưa chảy máu vô cùng nguy hiểm này:

Những dạng bệnh máu khó đông

Thông thường, bệnh máu khó đông sẽ được chia thành 3 loại chính bao gồm Hemophilia A, B và C. Cụ thể:

Dạng A: Dạng này phổ biến nhất và nguyên nhân chính gây nên là do thiếu yếu tố đông máu VIII. Thông thường trong 10 người sẽ có 8 người thuộc dạng A này.

Dạng B: Đây là dạng nhẹ và ít xảy ra. Nguyên nhân của dạng B thường là do thiếu yếu tố IX đông máu gây nên.

Dạng C: Dạng này do thiếu yếu tố XI đông máu gây ra và cũng xếp vào mức độ nhẹ. Những người thuộc dạng C thường chỉ bị xuất huyết sau phẫu thuật hay chấn thương chứ không phải bị chảy máu tự phát như những dạng khác.

Những triệu chứng bệnh máu khó đông

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh máu khó đông rất khác nhau, tùy thuộc vào mức độ thiếu các yếu tố đông máu. Nếu mức độ thiếu yếu tố đông máu nhẹ, thì người bệnh chỉ có thể bị khó đông máu sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Nếu thiếu hụt nghiêm trọng, người bệnh có thể bị chảy máu tự phát. Các dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu tự phát bao gồm:

− Chảy máu không rõ nguyên nhân và máu chảy nhiều do vết cắt hoặc chấn thương, hoặc sau phẫu thuật hoặc thủ thuật nha khoa.

− Nhiều vết bầm lớn hoặc sâu

− Chảy máu bất thường sau tiêm vắc xin

− Đau, sưng khớp

− Có máu trong nước tiểu hoặc phân của người bệnh

− Chảy máu cam mà không biết nguyên nhân

− Ở trẻ sơ sinh, trẻ quấy khóc khó chịu mà không giải thích được

− Chảy máu trong não

Bệnh ưa chảy máu có di truyền không?

Có lẽ đây chính là câu hỏi hiện được nhiều người quan tâm nhất hiện nay khi thắc mắc bệnh ưa chảy máu có di truyền không. Đối với câu hỏi này thì câu trả lời là có di truyền. Những gen bị thiếu yếu tố được quy định trên chính nhiễm sắc thể X – gen lặn. Cụ thể, phụ nữ có 2 nhiễm sắc thể X và nam có 1 nhiễm sắc thể X.

bệnh máu khó đông có di truyền
Bệnh có di truyền

Các y bác sĩ chẩn đoán bệnh ưa chảy máu

Để có thể phát hiện được chính xác bạn có bị loãng máu hay không thì đội ngũ y bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu. Cụ thể, bác sĩ tiến hành lấy mẫu máu đó, kiểm tra và phân loại mức độ nghiêm trọng. Cụ thể, hàm lượng yếu tố đông máu được lấy trong huyết tương của người bệnh.

+ Nếu yếu tố loãng máu từ 5 – 40% thì sẽ được xếp vào mức độ nhẹ.

+ Yếu tố đó từ 1 – 5% thì sẽ được xếp vào mức độ trung bình.

+ Mức độ nặng khi yếu tố đông máu có trong huyết tương dưới chỉ số 1%.

Khi bị bệnh ưa chảy máu hay máu loãng này thì các điều trị duy nhất đến thời điểm này là truyền những yếu tố đông máu vào trực tiếp người bệnh khi kiểm tra thiếu. Đồng thời, người bệnh có thể kết hợp cùng phục hồi chức năng để chữa trị hiệu quả và nhanh chóng.

Các biện pháp điều trị bệnh Máu khó đông

Yếu tố đông máu thay thế này có thể được lấy từ máu hiến của người khác hoặc sử dụng các sản phẩm tương tự, được gọi là các yếu tố đông máu tái tổ hợp, không được sản xuất từ máu người. Các liệu pháp khác có thể bao gồm:

− Desmopressin (DDAVP). Trong bệnh máu khó đông, hormone này có thể kích thích cơ thể người bệnh giải phóng nhiều yếu tố đông máu. Nó có thể được tiêm từ từ vào tĩnh mạch hoặc dưới dạng xịt mũi.

− Thuốc chống tiêu sợi huyết. Nhóm thuốc này giúp ngăn ngừa cục máu đông bị phá vỡ.

− Keo dán sinh học (Fibrin sealants). Nhóm thuốc này có thể được áp dụng trực tiếp vào các vị trí vết thương để thúc đẩy quá trình đông máu và chữa lành. Chất trám Fibrin đặc biệt hữu ích trong điều trị nha khoa.

− Vật lý trị liệu có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng nếu chảy máu trong đã làm hỏng khớp của bạn. Nếu chảy máu trong đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật.

− Sơ cứu cho vết cắt nhỏ. Sử dụng áp lực và băng thường sẽ chăm sóc chảy máu. Đối với các khu vực nhỏ chảy máu dưới da, sử dụng một túi nước đá.

− Tiêm chủng. Mặc dù các sản phẩm máu được sàng lọc, những vẫn có khả năng lây truyền bệnh thông qua việc truyền máu cho người mắc bệnh máu khó đông. Nếu bạn mắc bệnh máu khó đông, hãy cân nhắc việc chủng ngừa các vắc xin viêm gan A và B.

Như vậy, chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn những điều cần biết cơ bản về bệnh máu khó đông. Hy vọng bài viết chia sẻ hữu ích và nhận được nhiều câu hỏi quan tâm.


CHỨNG NHẬN KINH DOANH

CÔNG TY TNHH JPNATURAL
05B Tăng Bạt Hổ, P. Lê Lợi, TP. Quy Nhơn, Bình Định
MST: 4101524568 Do Phòng Tài Chính - Kế Hoạch TP. Quy Nhơn cấp ngày 31/8/2018

THÔNG KÊ TRUY CẬP

  • Người dùng Online: 0
  • Tổng lượt xem : 2579456
  • Tổng người truy cập : 910033

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI NHẤT

Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Cần hỏi ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng.

Hotline: 0907003501
Zalo: 0907003501