VIÊM DÂY THẦN KINH TỌA LÀ GÌ ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH

6 Tháng Tám, 2019

Viêm dây thần kinh toạ một trong các bệnh hệ xương khớp phổ biến hiện nay, bệnh thường gặp ở những người lao động chân tay, nam giới, độ tuổi từ 30-60 tuổi. Viêm dây thần kinh toạ là tình trạng cơn đau xảy ra ở thắt lưng, mông, lan dọc xuống chân, đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân (gọi là dây thần kinh tọa). Viêm dây thần kinh toạ cần được điều trị tận gốc nếu không bệnh sẽ gây suy giảm chức năng vận động và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Viêm dây thần kinh toạ là gì?

Viêm dây thần kinh toạ là tình trạng đau dọc theo hệ thống dây thần kinh tọa và các nhánh của nó.

Viêm dây thần kinh toạ xảy ra khi vùng đĩa đệm ở cột sống quanh thắt lưng bị tổn thương, không còn khả bê đỡ cho cột sống.

viêm dây thần kinh toạ

Tình trạng bệnh viêm dây thần kinh toạ thường gặp ở bệnh nhân có độ tuổi từ 30 – 60 tuổi, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Điều này được giải thích như sau: Khi cơ thể chúng ta bước sang tuổi lão hóa kéo theo các đĩa đệm cũng mất đi sự dẻo dai, nhân nhầy hóa khô cứng, vòng sụn bao bọc bên ngoài cũng bị rạn nứt theo và từ đó gây ra bệnh viêm dây thần kinh toạ.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dây thần kinh toạ là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm dây thần kinh toạ, một bệnh nhân có thể mắc bệnh do một nguyên nhân hoặc do sự phối hợp nhiều nguyên nhân.

nguyên nhân gây viêm dây thần kinh toạ

Dưới đây là các nguyên nhân chính gây nên viêm dây thần kinh toạ:

  • Viêm dây thần kinh toạ do sự tổn thương tại rễ thần kinh vùng đám rối thần kinh thắt lưng hay tại một số vị trí trên dây thần kinh tọa.
  • Viêm dây thần kinh toạ do sự bất thường ở cột sống thắt lưng
  • Viêm dây thần kinh toạ do sự chèn ép tại ống sống nơi chứa các rễ thần kinh.
  • Viêm dây thần kinh toạ hay gặp là do đĩa đệm cột sống bị thoái hóa, tổn thương thoát ra khỏi vị trí ban đầu và làm chèn ép vào rễ thần kinh hông.
  • Viêm dây thần kinh toạ do sự phát triển của khối u, tạo áp lực lên các dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống như bướu mỡ, bướu bao sợi thần kinh choáng chỗ tại ống sống.
  • Viêm dây thần kinh toạ do bệnh nhân bị chấn thương khiến các khối máu bị ứ đọng lại hay những mảnh xương bị gãy lệch khỏi vị trí và chèn ép vào ống cột sống.
  • Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm dây thần kinh toạ có thể do một số bệnh lý khác như viêm thân sống đĩa đệm, hay các tổn thương thân đốt sống do bệnh lao, vi khuẩn..gây nên.

Triệu chứng viêm dây thần kinh toạ là gì?

Đau dọc theo thắt lưng, lan xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.

triệu chứng viêm dây thần kinh toạn

Các cơn đau xuất hiện một cách đột ngột hoặc đau âm ỉ, nặng thêm mỗi khi người bệnh vận động gắng sức, thay đổi tư thế hay chỉ đơn giản là ho, hắt hơi.

Người bệnh viêm dây thần kinh toạ có thể kèm theo cảm giác tê buốt, nóng rát bỏng hay kiến bò tại các vị trí bị viêm dây thần kinh toạ.

Cách điều trị viêm dây thần kinh tọa là gì ?

Điều trị bằng Thuốc Tây

  • Thuốc chống viêm không chứa corticoid: Được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân bị đau thần kinh tọa ở dạng nặng nhằm kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm. Các loại thuốc chống viêm không chứa steroid phổ biến bao gồm ibuprofen, aspirin, tilcotil, mobic…
  • Thuốc hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa: Một số loại như paracetamol, acetaminophen, di-antalvic… có tác dụng giảm cơn đau cấp tính rất hiệu quả.
  • Thuốc giãn cơ: Gồm myonal, mydocalm, decontractyl… người bệnh sẽ được sử dụng thuốc này ở dạng tiêm hoặc uống nhằm giảm các triệu chứng đau thần kinh tọa như căng cứng lưng và chân.
  • Vitamin B: Vitamin nhóm B như B1, B12, B6 có tác dụng giúp chuyển hóa tế bào đặc biệt là tế bào thần kinh, bao myelin, rất tốt cho bệnh nhân.

Chữa đau thần kinh tọa bằng Thuốc nam

  • Sữa tỏi: Bóc 4 tép tỏi tươi, nghiền nát. Rót khoảng 250ml sữa tươi vào trong cốc, cho tỏi đã nghiền vào khuấy đều và uống ngay. Mùi của hỗn hợp này khá khó uống nên người bệnh đau thần kinh tọa có thể đun sữa tỏi để giúp bay bớt mùi tỏi sống. Nên uống vào lúc sáng sớm hay khi cơn đau bắt đầu xuất hiện.
  • Cây xấu hổ: Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có tính hàn, vị ngọt, giúp chống viêm và giảm đau rất tốt. Để chữa bệnh đau thần kinh tọa, người bệnh có thể dùng 20gr – 25gr rễ cây xấu hổ và cây lá lốt, sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Lá lốt: Đem lá lốt và gừng rửa sạch, giã nát rồi hòa nước nóng, thêm chút muối rồi ngâm chân cho đến khi nước nguội hẳn.

Bài tập chữa đau dây thần kinh tọa

  • Bài tập hỗ trợ chữa đau thần kinh tọa với ghế: Chuẩn bị một cái ghế cao, đứng cách ghế khoảng 50cm, sau đó nâng chân phải lên trên ghế, chân trái duỗi căng. Giữ khoảng 30s rồi đổi bên.
  • Vặn người: Người bệnh đau dây thần kinh tọa nên nằm trên sàn, hai chân chụm, hai tay dang sang ngang. Gập chân lên sau đó đó xoay phần thân dưới sang bên phải rồi trái, vai cổ và đầu giữ nguyên. Thực hiện mỗi bên 10 lần.

Đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì ?

Thực phẩm cần tránh

  • Đồ ăn chế biến sẵn: Xúc xích, đồ hộp, nem chua, phô mai que, khoai tây chiên…. là những loại thực phẩm tiềm ẩn kích hoạt cơn đau thần kinh tọa và làm chậm quá trình hồi phục bệnh.
  • Thực phẩm nhiều đạm: Hải sản, các loại thịt đỏ bị liệt vào danh sách những loại thực phẩm bệnh nhân nên kiêng bởi chúng rất giàu đạm. Việc tiêu thụ quá nhiều đạm có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh.
  • Bị đau thần kinh tọa nên hạn chế đồ mỡ, muối nhiều: Thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc muối có thể gia tăng tỷ lệ viêm nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hồi phục bệnh.

Thực phẩm nên ăn

  • Các loại vitamin: Các loại vitamin tốt cho bệnh nhân đau thần kinh tọa là Vitamin A, C, D, K. Bổ sung vitamin bằng việc tiêu thụ rau xanh, trái cây tươi hàng ngày sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục các tổn thương .
  • Canxi: Canxi chủ yếu đến từ sữa, hải sản, ngũ cốc và một vài loại rau củ quả. Việc bổ sung canxi sẽ giúp hệ xương khớp của người bệnh đau thần kinh tọa khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ thoái hóa, thoát vị đĩa đệm xảy ra và chèn ép rễ thần kinh.
  • Sắt: Sắt chủ yếu có trong máu, giúp máu có màu đỏ và sản sinh hồng cầu dễ dàng. Việc bổ sung sắt sẽ giúp tăng lượng máu lưu thông, giảm tình trạng tắc nghẽn, tê bì ở người bệnh đau thần kinh tọa. Sắt có nhiều trong một số loại hải sản, cá biển, rau chân vịt, đậu lăng…
  • Chất xơ: Chất cơ có tác dụng giảm thiểu lượng mỡ máu, tăng tính đàn hồi của dây chằng, cân bằng hàm lượng dưỡng chất trong cơ thể, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh.

Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên về Viêm dây thần kinh toạ là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị có thể giúp ích cho bạn đọc được phần nào.


CHỨNG NHẬN KINH DOANH

CÔNG TY TNHH JPNATURAL
05B Tăng Bạt Hổ, P. Lê Lợi, TP. Quy Nhơn, Bình Định
MST: 4101524568 Do Phòng Tài Chính - Kế Hoạch TP. Quy Nhơn cấp ngày 31/8/2018

THÔNG KÊ TRUY CẬP

  • Người dùng Online: 1
  • Tổng lượt xem : 2579474
  • Tổng người truy cập : 910040

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN MỚI NHẤT

Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Cần hỏi ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng.

Hotline: 0907003501
Zalo: 0907003501